Cách nhận biết đồ sứ nhiễm chì

Những đồ dùng nhà bếp được làm từ sứ rất phổ biến, tuy nhiên hiện nay với thông tin đồ sứ bị nhiễm chì khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Những sản phẩm đồ sứ nhiễm chì có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người sử dụng nên cần đặc biệt lưu ý.

Nội dung chính

Hoa văn nhiều bao nhiêu chất độc nhiều bấy nhiêu

Đồ gốm sứ tráng men thủ công khi đem nung ở nhiệt độ thấp có thể gây nhiễm độc chì cho người dùng. Bởi vì thường gốm phải được nung ở nhiệt độ 1200 – 1500 độ C, nhưng có thêm chì sẽ chỉ phải nung ở nhiệt độ 800 – 1100 độ C. Đây là cách ăn gian thời gian của những người làm đồ sứ, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm năng lượng lại có thể cho ra sản phẩm có hoa văn đẹp mắt.

Cách nhận biết đồ sứ nhiễm chì

Không chỉ đồ sứ mà ngay cả thủy tinh cũng vậy. Thủy tinh khi nung trên 1000 độ C thường sẽ không có màu. Còn những sản phẩm ly cốc thủy tinh mà chúng ta sử dụng có hoa căn rực rỡ là do nhà sản xuất đã cho thêm chì vào để tạo màu, lại vừa giảm nhiệt độ nung để tiết kiệm năng lượng. hì còn được tráng bên ngoài để nhờ tính chất truyền sáng làm đồ thủy tinh đẹp long lanh. Nguy hiểm nhất là những sản phẩm có hình in sát mép cốc vì chì dễ xâm nhập vào cơ thể khi người sử dụng ăn, uống, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Vì vậy những sản phẩm nung thủ công càng rẻ tiền thì quy trình càng không chuẩn. Những sản phẩm độc hại ngày một nhiều, nếu dùng nó để đựng thức ăn nóng, chua, nước hoa quả,… sẽ gây độc cho cơ thể.

Mẹo thử độ độc của đồ sứ

Để an toàn người tiêu dùng khi mua bát đĩa hay ly sứ nên chọn màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng. Nên dùng những hàng có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là phải ghi rõ hàm lượng chì có trong sản phẩm nếu có.

Hạn chế dùng bát đĩa tráng men màu trong lòng bát. Khi thấy bát đĩa sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn thì nên mua bát mới. Bởi men chì nhanh bị mài mòn, hàng chợ càng chóng bị bong tróc men, phai màu và hàm lượng chì thoát ra nhiều và ngấm hết vào thức ăn, rất nguy hiểm cho người dùng.

Không dùng bát đĩa gốm sứ để làm chín thức ăn trong lò vi sóng vì nhiệt độ trong lò làm chất độc trong gốm sứ dễ tan hơn. Không nên để dưa chua trong đồ gốm sứ, mà nên để trong lọ thủy tinh.

Để kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc của sản phẩm gốm sứ chúng ta thực hiện bằng cách sau: Ngâm bát vào dung dịch giấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm đổi màu thì không nên dùng. Hoặc đổ một ít nước vào chỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.

Còn nếu sản phẩm là thủy tinh, muốn biết có nhiễm chì hay không thì gõ vào sản phẩm. Nếu có tiếng vang như đồ kim khí thì đó là sản phẩm thủy tinh nhiễm chì, và ngược lại, thủy tinh nguyên chất sẽ không có tiếng kêu coong coong.