Thủy tinh đã ra đời như thế nào?

Thủy tinh hiện hữu rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Phổ biến nhất là những vật dụng nhà bếp như chén, bát, , ly, bình,… Vậy có bao giờ bạn tự hỏi về nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua những chia sẻ dưới đây!

Nội dung chính

Nguồn gốc của thủy tinh

Cho đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể về vấn đề này. Theo nhiều phán đoán, thủy tinh xuất hiện ở Mesopotamia hoặc Ai Cập khoảng hai nghìn năm trước Công nguyên. Khi đó chúng được sử dụng như là men màu cho nghề gốm và các mặt hàng khác.

Thủy tinh đến từ đâu?

Thủy tinh đến từ đâu? (Ảnh minh họa)

Thế kỷ thứ nhất TCN kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển, thời kỳ đế chế La Mã đã có rất nhiều loại hình thủy tinh được tạo ra, chủ yếu là bìnhchai lọ.

Trong thiên niên kỷ tiếp theo, việc chế tạo thuỷ tinh được thực hiện rộng rãi hơn trong thế giới cổ đại và đã có một số cải tiến trong phương pháp chế tạo thuỷ tinh cơ bản.

Vào giữa năm 30 trước Công nguyên và năm 395 sau Công nguyên, những nguời thợ thuỷ tinh Siri phát minh ra chiếc ống thổi, giúp cho việc tạo ra vô số sản phẩm khác nhau về hình dáng và độ dày thủy tinh.

Tiếp ngay sau phát minh ra ống thổi là sự xuất hiện của khuôn hai nửa, giúp cho thợ thuỷ tinh có thể tạo ra hàng loạt những đồ vật thuỷ tinh giống hệt nhau. Hai phát minh này lần đầu đã làm cho những sản phẩm thuỷ tinh trở nên vừa với túi tiền của những người dân bình thường.

Nghề thuỷ tinh được hoàn thiện ở Đức, Bắc Bôhêmia và Anh, nơi George Ravenscoft đã phát minh ra kính chì vào những năm 1670. Cũng khoảng thời gian này kính tấm cũng được sản xuất ở Pháp bằng phương pháp mặt trụ. Để cải tiến công nghệ bắt nguồn từ La mã, những người thợ Pháp thổi những mặt trụ thuỷ tinh dài, tách nó ra và cán phẳng bằng những khối gỗ để tạo ra hình chữ nhật.

Với sự ra đời của công ty kính tấm của Anh vào năm 1773, nước Anh đã trở thành trung tâm kính cửa sổ chất lượng cao của cả thế giới. Đây là mốc đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp thuỷ tinh, cửa sổ kính trở nên vừa với túi tiền của đa số những chủ sở hữu.

Như vậy, để có được thủy tinh, rồi từ thủy tinh đến các sản phẩm hữu hình là một chặng đường rất dài. Ngày nay thủy tinh phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm từ thủy tinh được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình bởi tính thẩm mỹ cũng như những tính năng nổi trội.

=> Xem thêm: Đồ thủy tinh dùng lâu có gây hại không?

Tìm hiểu hóa chất tạo màu cho thủy tinh

Thủy tinh còn được gọi với một số tên khác như kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicat, thường được pha trộn thêm các tạp chất khác để có được tính chất như mong muốn.

Thường thì thủy tinh được sản xuất bằng sự kết hợp giữa các nguyên liệu như cát thạch anh, kali cacbonat và chì oxit ở nhiệt độ cao để các vật liệu tan ra và nóng chảy với nhau.

Từ xa xưa người Ai Cập đã phát hiện ra thủy tinh có màu xanh. Vào thế kỷ 17, con người đã bắt đầu sản xuất các loại chai thủy tinh có màu đen nhờ sự kết hợp của sắt có trong cát và lưu huỳnh có trong than để nấu chảy thủy tinh. Cũng thời gian này, các loại màu chuyên dụng khác nhau đã được tạo ra nhờ các phương pháp khác nhau.

Những món đồ thủy tinh có màu sắc đẹp

Những món đồ thủy tinh có màu sắc đẹp (Ảnh minh họa)

Thủy tinh ở dạng thuần khiết và với điều kiện bình thường thì nó là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt nhẵn và trơn.

Vào thế kỷ 19, các nhà sản xuất thủy tinh tiếp tục kiểm tra và thử nghiệm các màu mới. Ngày nay, họ sử dụng đồng (Cu) để sản xuất thủy tinh màu xanh ngọc và sử dụng vàng (Au) để tạo ra thủy tinh có màu hồng ngọc. Trước đó, loại thủy tinh màu xanh do người Ai Cập phát hiện ra cũng từ việc sử dụng hợp chất Cu. Mangan (Mn) được sử dụng chủ yếu để sản xuất ra thủy tinh màu đỏ tía, trong khi crôm (Cr) được sử dụng để sản xuất thủy tinh có màu xanh đậm. Các loại thủy tinh màu xanh nổi tiếng có được khi sử dụng coban (Co) trong hỗn hợp với kalicacbonat.

=> Xem thêm: Có phải ly thủy tinh màu sắc sặc sỡ dễ gây nhiễm độc?

Bằng việc kết hợp các loại hóa chất, các nhà sản xuất thủy tinh đang nhằm vào mục đích sản xuất ra các đồ vật bắt mắt và đồ trang sức.

=> Xem thêm: Khám phá quy trình tạo nên sản phẩm thủy tinh

Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về những sản phẩm thủy tinh gia dụng trong đời sống hàng ngày. Muốn sở hữu những món đồ đẹp, cao cấp, giá phải chăng, đừng ngần ngại liên hệ để đội ngũ nhân viên Sapakitchen tư vấn, hỗ trợ:

Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa

Địa Chỉ:

* HCM: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.

☎ Hotline: 0906 783 781

* HN: Số 6 Ngách 3, Ngõ 95 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.

☎ Hotline: 0936 239 818

Website: https://www.sapakitchen.vn/