Rau, củ, quả mọc mầm có ăn được không?

Nhiều loại rau, củ, quả mọc mầm có thể gây độc khi bạn ăn phải. Tuy nhiên, cũng có những loại chẳng những không hại mà còn có giá trị về dinh dưỡng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và có được lựa chọn an toàn cho sức khỏe, mời bạn đọc tham khảo những chia sẻ hữu ích sau!

Nội dung chính

Phân biệt rau, củ quả mọc mầm độc và không độc

Rau, củ, quả mọc mầm là hiện tượng thường gặp do thói quen mua nhiều về bảo quản không đúng cách hoặc để quá lâu ở môi trường ẩm. Tùy vào thành phần, đặc tính của từng loại mà việc có nên hay không nên ăn chúng cần được cân nhắc.

Rau, củ, quả mọc mầm không phải loại nào cũng độc

Rau, củ, quả mọc mầm không phải loại nào cũng độc (Ảnh minh họa)

Cụ thể hơn, bạn phải nắm cách phân biệt:

Nhóm rau, củ, quả sinh độc tố khi mọc mầm

Đây là những loại mà bạn tuyệt đối không nên ăn khi chúng bị mọc mầm:

Khoai tây

Đây được đánh giá là loại củ độc nhất khi mọc mầm bởi chúng sẽ sinh ra solanine. Đây là 1 chất có hàm lượng độc tố vượt xa mức tiêu chuẩn cho phép có thể gây tê liệt trung thu thần kinh, ăn mòn dạ hay, tán huyết… Thậm chí, dù bạn có cắt bỏ chỗ mầm đi hoặc chế biến kỹ lưỡng thì cũng không thể loại đảm bảo được an toàn khi ăn vào.

Theo đấy, việc ăn khoai tây mọc mầm dễ khiến bạn bị chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày,… Trường hợp nghiêm trọng hơn là sốt, co giật và nếu không đến gặp bác sĩ kịp thời thì có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Khoai tây mọc mầm sinh ra chất rất độc

Khoai tây mọc mầm sinh ra chất rất độc (Ảnh minh họa)

Khoai lang

Loại củ này khi mọc mầm vốn dĩ không độc. Tuy nhiên, khi nảy mầm, lớp biểu bì của khoai lang dễ xuất hiện đốm đen, sinh ra nấm mốc. Bấy giờ, độc tố sẽ hình thành. Đó là ipomeamarone làm cho khoai bị đắng, khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan của con người. Dù được đun nấu ở nhiệt độ cao thì nó vẫn có khả năng tồn tại và gây hại.

Lạc (đậu phộng)

Loại thực phẩm này khi bị mốc hoặc nảy mầm có thể sinh ra aflatoxin. Đây là độc tố có thể tồn tại ở nhiệt độ rất cao, khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Gừng

Gừng bị dập nát, héo, mọc mầm hay mềm nhũn đều gây độc. Chất độc được sinh ra thường là lưu huỳnh, nó có khả năng làm tổn hại đến gan, hạn chế khả năng bài tiết và sinh những bệnh về gan. Vì thế, đây cũng là loại thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn khi không còn tươi.

Gừng nảy mầm cũng là loại thực phẩm không nên ăn

Gừng nảy mầm cũng là loại thực phẩm không nên ăn (Ảnh minh họa)

Những loại tạo ra chất dinh dưỡng

Đối nghịch hoàn với nhóm vừa nêu, những loại rau, củ quả dưới đây khi mọc mầm chẳng những không độc mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Bạn vẫn có thể dùng chúng để chế biến các món ăn ngon mà không phải lo ngại.

Tỏi

Củ tỏi nảy mầm hoàn toàn không sinh ra chất độc hại. Ngược lại, chúng còn có nồng độ oxy hóa cao hơn nhiều lần so với tỏi tươi thông thường. Vì thế, khi ăn thực phẩm này, bạn có thể an tâm hoàn toàn. Chúng còn có thể hỗ trợ chống lão hóa và ngăn ngừa 1 số bệnh lý, trong đó có ung thư.

Tỏi mọc mầm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

Tỏi mọc mầm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Đậu tương

Đối với đậu tương nảy mầm, hàm lượng các chất dinh dưỡng có lợi như protein, vitamin C… sẽ tăng đáng kể. Song song đó, đường và chất béo gây hại sẽ giảm đi. Bởi vậy, loại đậu này nằm trong nhóm dinh dưỡng mà bạn không nên bỏ qua.

Đậu Hà Lan

Hàm lượng microgram cũng sẽ tăng khi đậu Hà Lan nảy mầm. Chất này rất tốt cho cơ thể nên nó cũng nằm trong nhóm thực phẩm sạch, an toàn và dinh dưỡng.

Gạo lứt

Gạo lứt được xem là loại thực phẩm dinh dưỡng xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, loại gạo này lại có nhược điểm là khó tiêu, mùi vị khó nuốt. Khắc phục những điều này, gạo lứt để nảy mầm rồi chế biến món ăn sẽ dễ ăn, dễ tiêu hơn và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Gạo lứt mọc mầm dễ chế biến các món ăn và hương vị ngon hơn

Gạo lứt mọc mầm dễ chế biến các món ăn và hương vị ngon hơn (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, hành tím cũng được xem là loại củ không gây độc khi nảy mầm. Bên cạnh đó, nó cũng không có lợi và không tạo ra dưỡng chất nên không được xếp vào 2 nhóm trên.

Bảo quản rau, củ, quả đúng cách để không mọc mầm

Với nhóm thực phẩm sinh độc khi nảy mầm, để tránh tình trạng đó xảy ra, bạn cần “bỏ túi” cách bảo quản hợp lý. Chẳng hạn như:

>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh

Hy vọng từ những chia sẻ trên, thắc mắc ban đầu của bạn về việc “rau, củ quả mọc mầm có ăn được không?” đã được giải đáp. Cần tham khảo thêm những kinh nghiệm nhà bếp thú vị khác, đừng quên truy cập ngay chuyên mục BẾP NGON của chúng tôi bạn nhé!