Lời chúc rượu từ đâu mà có?

Nếu như tiếng Anh chúc rượu là “Cheers!”, tiếng Pháp chúc rượu là ‘Santé!” thì người Việt chúng ta đơn giản chúc rượu chỉ là “Dô! Dô!”. Trước khi bắt đầu bữa tiệc hay bắt đầu lời chào hỏi người ta thường nâng ly ngụ ý chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Có bao giờ bạn từ hỏi tại sao người ta lại nâng ly chúc nhau khi uống rượu không?

Nội dung chính

Những người không uống rượu hoặc không biết uống rượu sẽ không thể nào biết được cách thưởng thức rượu đúng chuẩn. Uống rượu không phải đơn giản chỉ là rót ra ly rồi uống như nước lọc hay nước giải khát. Uống rượu ngon và thú vị ở chỗ cảm nhận. Biết cảm nhận mới biết được rượu ngon như thế nào và cùng nhau ngồi uống rượu ý nghĩa ra làm sao.

Người không uống rượu cũng không thể biết được khi uống rượu ngũ quan của con người có sự tương tác, kết hợp chặt chẽ với nhau. Như đã nói, rượu không phải là nước uống, rượu là văn hóa, là thứ phải được cảm nhận từ những người uống rượu chuyên nghiệp, thực thụ. Khi uống người ta phải dùng cả 5 giác quan để cảm nhận.

Thị giác

Màu rượu trắng tự nấu hay rượu màu của phương Tây được phản ánh rõ nét từ những chai đựng rượu. Đó là lý do tại sao rượu vang hay rượu nấu người ta đều đựng nó trong chai thủy tinh cao cấp mặc dù chất liệu thủy tinh dễ vỡ. Hoặc không, dù rượu đựng vào đâu thì khi đưa lên bàn tiệc tiếp khách người ta sẽ đựng nó trong bình thủy tinh rót rượu để sẵn trên bàn, khi dùng sẽ rót ra từng ly để trông đẹp mắt và sang trọng hơn. Chẳng ai lại để một chai rượu xấu xí trên bàn mà lại cảm thấy vị rượu ngon cả.

Lời chúc rượu từ đâu mà có 1

Cảm nhận rượu thông qua ánh mắt (Ảnh minh họa)

Khứu giác

Đó là khi người ta rót rượu từ chai hoặc bình ra ly. Cái mùi thơm của rượu vốn được cất kín trong chai nãy bỗng “vỡ òa” theo từng đường rót của người thực hiện. Mùi rượu, dòng chảy của rượu, sự sóng sánh của nó khi nằm trong những chiếc ly thủy tinh đẹp mắt khiến người ta chưa uống cũng cảm thấy say rồi. Ly đựng rượu rất quan trọng trong việc cảm nhận rượu, vì vậy để uống rượu được ngon ngày nay người ta không ngại đầu tư cho mình những bộ ly thủy tinh cao cấp, để rồi cùng anh em, bạn bè, chiến hữu “chén tạc chén thù” trong những dịp gặp nhau.

Lời chúc rượu từ đâu mà có 2

Ngửi mùi rượu trước khi uống (Ảnh minh họa)

Xúc giác

Cầm ly rượu trên tay, chỉ muốn hít hà cái hương thơm ấy mãi rồi mới đưa vào miệng thưởng thức. Nhưng rượu sẽ không thể nào cảm nhận được trọn vẹn hương vị nếu như đôi bàn tay của chúng ta không biết cầm nắm chúng. Rượu là thực phẩm lỏng dĩ nhiên chúng ta không cầm được. Nhưng chúng ta sẽ cầm nó thông qua chai, bình hay ly đựng và phát huy trí tưởng tượng. Chất liệu thủy tinh giúp chúng ta cảm thấy mát lạnh ở bàn tay, và nó hứa hẹn với chúng ta một điều đây là một loại rượu ngon.

Lời chúc rượu từ đâu mà có 3

Cảm nhận sự mát lạnh của rượu trên tay (Ảnh minh họa)

Vị giác

Đã nhất chính là sau khi mắt ngắm rượu, mũi ngửi rượu và đến giây phút miệng được thử rượu. Giai đoạn này sẽ cho chúng ta thấy cảm nhận của mắt và mũi về rượu có chính xác hay không. Màu đẹp, mùi thơm nhưng chắc gì rượu đã ngon? Phải thử thì mới biết được.

Lời chúc rượu từ đâu mà có 4

Nếm mùi vị của rượu (Ảnh minh họa)

Để cảm nhận rượu chúng ta đã có mắt nhìn, mũi ngửi, tay sờ và lưỡi thử nhưng còn 1 giác quan cuối cùng chúng ta vẫn chưa thực hiện được đó chính là nghe tiếng rượu. Rượu thì làm gì có âm thanh ngoại trừ một vài tiếng tí tách nhỏ khi rượu được rót ra ly. Nhưng âm thanh đó đâu có đã, người người ngồi đông nhộn nhịp như vậy người ta muốn âm thanh phải hoành tráng hơn, vui nhộn hơn và đủ để khuấy động không khí. Và thế là người ta nghĩ ra cách cụng ly.

Thính giác

Khi ly được cụng vào nhau sẽ mang đến cho người uống rượu sự thích thú. Thích thú không chỉ vì âm thanh những tiếng ly đụng vào nhau. Thích thú còn là vì giờ đây tất cả mọi người đều tập trung về bữa tiệc, cùng nhau một lòng nâng ly và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Tay nâng ly, miệng “dô! dô!” ấy vậy mà tạo nên một nét văn hóa đặc sắc trong uống rượu.

Lời chúc rượu từ đâu mà có 5

Cụng ly để tạo nên âm thanh vui nhộn (Ảnh minh họa)

Như vậy có thể thấy uống rượu là một nét đẹp của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên nét đẹp văn hóa ấy đang ngày một biến chứng thành tệ nạn ở một số người, khiến cho việc uống rượu không còn đẹp như nó đã từng và vốn dĩ nữa.